Thứ Tư, 30 tháng 7, 2014

QUY TRÌNH SỬA LÒ VI SÓNG

A- QUY TRÌNH SỬA LÒ VI SÓNG

I. Giới thiệu chung

1. Lò vi sóng là gì?

Vi ba (hay vi sóng / sóng ngắn) là sóng điện từ có bước sóng dài hơn tia hồng ngoại, nhưng ngắn hơn sóng radio.

Vi ba, còn gọi là tín hiệu tần số siêu cao (SHF), có bước sóng khoảng từ 30 cm (tần số 1 GHz) đến 1 cm (tần số 30 GHz). Tuy vậy, ranh giới giữa tia hồng ngoại, vi ba và sóng radio tần số cực cao (UHF) rất là tuỳ ý và thay đổi trong các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau.

Sự tồn tại của sóng điện từ, trong đó vi ba là một phần của phổ tần số cao, được James Clerk Maxwell dự đoán năm 1864 từ các phương trình Maxwell nổi tiếng. Năm 1888, Heinrich Hertz đã chế tạo được thiết bị phát sóng radio, nhờ vậy lần đầu tiên chứng minh sự tồn tại của sóng điện từ.

2. Lợi ích khi nấu thức ăn bằng lò vi sóng

- Nấu nhanh:  Nấu bằng  lò vi sóng nhanh hơn cách nấu bằng phương tiện truyền thống như bếp gas hoặc lò điện.

- Bổ dưỡng hơn: Thức ăn nấu bằng lò vi sóng bảo tồn nhiều chất dinh dưỡng hơn so với cách nấu truyền thống.

- Mát mẻ: Nhà bếp sẽ không nóng bức khi nấu bằng lò vi sóng. Không chỉ vì không sử dụng lửa thật, mà còn do các vật chứa thức ăn nóng lên rất ít.

- An toàn: Tự bản thân nấu vi sóng là an toàn vì không dùng lửa. Và bạn hoàn toàn không còn lo lắng, hãy biết là lò vi sóng được lắp nhiều hệ thống bảo vệ bên trong.

- Sạch sẽ: Không mất thời gian để lau chùi lò vi sóng, vì thức ăn văng tóe không bám mãi vào lò. Tất cả những gì cần làm là thỉnh thoảng lau các vết thức ăn trong khoang lò bằng vải ẩm.

3. Lưu ý khi sử dụng là vi sóng

Không cho vật dụng bằng kim loại hoặc bát đĩa có trang trí hoa văn kim loại vào lò vi ba, để tránh nguy cơ cháy nổ do phóng tia lửa điện.

Dùng các dụng cụ đựng thức ăn chuyên dụng cho lò vi ba; không dùng các đĩa chất dẻo thông thường.

Không cho lò hoạt động khi không có thức ăn hoặc nước trong lò; sóng không được hấp thụ bởi thức ăn sẽ tiếp tục được phản xạ qua lại và phá hủy lò. Nên thường xuyên để trong lò một cốc nước, bởi nếu người sử dụng không biết mà bật lò lên thì vẫn an toàn.

Những thức ăn có vỏ hoặc màng mỏng, thể tích bên trong khi nóng lên sẽ có áp suất tăng, dễ gây hiện tượng thức ăn phát nổ. Cần phải xăm lỗ, bốc vỏ để tránh hiện tượng này. Không luộc trứng, sò... còn vỏ kín.

Nếu lò bị rơi, bị bẹp, phải đưa đi kiểm tra xem cửa lò có bị hở không. Ngăn chứa thức ăn phải đảm bảo "độ kín" đối với sóng vi ba để sóng không lọt ra ngoài.

Khi đun nấu bằng lò vi ba, cần kiểm tra độ chín đều. Người ta đã phát hiện được vi khuẩn salmonella (gây bệnh đường ruột) trong một số trứng trần đun bằng lò vi ba, do nhiệt không phân bố đều.

Một số chất độc, có thể gây bệnh nguy hiểm như ung thư, từ bao gói chất dẻo và mực in nhãn bao như adipate, phtalate, benzophenone có thể thôi sang thức ăn đun nấu bằng lò vi ba. Do đó cần tách bao bì khỏi thức ăn trước khi cho vào lò.

Không dùng lò vi ba để nấu thịt lợn ướp hoặc thăn lợn hun khói. Những thực phẩm này chứa nhiều nitrit. Nếu được đun bằng lò vi ba, nitrit sẽ trở thành các nitrosamin - những phân tử có thể gây ung thư rất mạnh.

4. Các lỗi thường gặp của lò vi sóng

- Không nóng: Những nguyên nhân thường gặp: Thao tác điều khiển của bạn chưa đúng, Cửa lò chưa được đóng chặt, phíc cắm điện không tiếp xúc tốt với ổ hoặc bị lỏng. Bạn nên kiểm lại thao tác điều khiển, tham khảo sách HDSD, cửa lò phải được đóng chặt và dứt khoát,phích cắm và ổcắm điện phải được tiếp xúc tốt để tránh trường hợp lỏng không ăn điện.

- Không hoạt động, Mất nguồn: Những nguyên nhân thường gặp là: CB (Cầu dao điện) bị hỏng, ổcắm điện bị cháy hoặc phích cắm chưa tiếp xúc tốt với ổ cắm,dây điện của máy có thể bị đứt hoặc phíc cắm bị chảy ra do không tiếp xúc tốt lâu ngày. Đầu tiên bạn nên kiểm tra lại nguồn điện trong nhà như kiểm tra lại CB (Cầu dao điện) hoặc cắm máy sang ổ điện khác. Rồi tiếp tục kiểm tra dây điện, phíc cắm điện của lò xem có bị cháy, chảy ra nếu chảy hoặc cháy bạn có thể thay thế bằng cách mua những phíc cắm đó ở các tiệm đồ điện gần nhà. Phíc cắm điện luôn luôn phải tiếp xúc tốt với ổ cắm, không được lỏng.

- Không quay, đèn không sáng: Những nguyên nhân thường gặp: Bánh xe xoay đĩa hoặc trụ xoay chưa khớp với nhau, có thể bị vướng, bị kẹt. Cửa lò chưa được đóng chặt hoặc chưa sát. Đèn không sáng cũng tương tự như lỗi không quay đĩa cách cửa lò có thể đóng chưa sát, bị hở. Bạn lấy bánh xe và trụ xoay ra khỏi lò, vệ sinh sạch sẽ rồi ráp lại cho khớp, nên đóng chặt cửa lò và dứt khoát. Sau khi kiểm tra những vấn đề trên bạn nên cho máy vận hành lại một lần nữa.

- Có tiếng kêu lạ, kêu to: Nguyên nhân gây tiếng kêu thường gặp là bánh xe xoay đĩa và trụ xoay chưa khớp với nhau, lò không được cân bằng, khập khiễng. Khi lò có tiếng kêu lạ bạn hãy kiểm tra lại phần trụ xoay và phần bánh xe xoay đĩa, phải ăn khớp với nhau, nếu không khớp hoặc trượt khớp sẽ gây ra tiếng kêu. Rồi kế đến bạn xem vị trí để lò phải được cân bằng không được khập khiễng.

- Xẹt lửa: Nguyên nhân gây xẹt lửa thường gặp là tấm bảo vệ bộ phận phát sóng bị thực phẩm bám vào hoặc dầu mỡ thấm quá nhiều, vật dụng sử dụng trong lò là kim loại hoặc được trang trí bằng kim loại. Bạn nên kiểm tra lại vật dụng sử dụng trong lò: không được có kim loại. Trường hợp vật dụng sử dụng trong lò như chén, đĩa được trang trí hoa văn,tốt nhất tránh sử dụng các vật dụng có các trang trí hoa văn lấp lánh. Tấm bảo vệ bộ phận phát sóng phải được vệ sinh sạch sẽ, không được bám thực phẩm quá nhiều, khi tấm bảo vệ có màu vàng sậm, thực phẩm bám nhiều hoặc bị cháy thì bạn nên tháo ra và thay mới ngay (tấm bảo vệ này được gắn bên phải ngay vách lò gần vị trí bóng đèn hình dạng giống như một tấm giấy cứng). Bạn có thể mua tấm bảo vệ mới tại trung tâm bảo hành, lưu ý khi đi mua bạn nên mang theo mẫu hoặc ghi lại model máy.

- Ngưng giữa chừng: Có thể ổ cắm điện lỏng,sau khi chạy một lát thì phíc và ổ điện tiếp xúc không tốt nữa. Cũng có thể bạn đã chọn chương trình nướng hoặc rã đông(xả tuyết): một số đời máy có chế độ ngưng giữa chừng để người dùng lật mặt thực phẩm khi nướng hoặc đổ nước khi rã đông. Nguyên nhân khác thường gặp nữa là lò đặt tại vị trí thoát nhiệt không tốt, bị các vật dụng khác che mất những khe thoát nhiệt làm lò không thoát được nhiệt nên bộ phận bảo vệ tự động ngắt. Nên để lò nơi thoáng, tránh bịt kín những khe thoát nhiệt bên hông lò và trên nắp.

- Giật điện: Lò vi sóng được trang bị một phíc cắm tiếp đất nhằm tránh nguy hiểm do bị giật điện,lò vi sóng phải được tiếp đất đúng qui định. Nếu đường điện nhà bạn không được trang bị dây tiếp đất, bạn có thể tự làm riêng dây tiếp đất cho thiết bị bằng cách dùng một đoạn dây điện, hai đầu dây điện được tuốt vỏ, một đầu nối vào vỏ của máy (Bạn nới lỏng một con vít sau lưng máy, nối dây điện vào rồi siết chặt lại). Đầu còn lại bạn nối vào thanh sắt rồi đóng thật sâu xuống đất. Lưu ý: phải ăn xuống đất, dùng bút thử điện thử lại sau khi hoàn thành.

II. Quy trình sửa chữa lò vi sóng như sau:

Kiểm tra trình trạng lò  trước khi sửa chữa

Xác định bộ phận hư hỏng và mức độ hư hỏng của lò vi sóng.

Tìm ra nguyên nhân dẫn đến hư hỏng lò vi sóng.

Đưa ra phương án tối ưu nhất để sửa lò vi sóng hay bạn nên mua mới lò vi sóng.

Báo giá cho khách hàng trước khi tiến hành sửa lò vi sóng hoặc thay mới linh kiện.

Sửa lò vi sóng và thay thế linh kiện, phụ kiện đúng đời và chính hãng.

Cấp phiếu bảo hành và tư vấn cách sử dụng đúng kỹ thuật cho bạn


----------------------------o0o------------------------------
Chi tiết xin liên Hệ
Nhà cung ứng: UPSvietnam
Địa chỉ: CC Đội Cung, thành phố Vinh, Nghệ An.
Điện thoại: 0945.872.668 hoặc 0967.36.37.99
Mail: phucvumientrung@gmail.com
Website: www.phucvu.vn

Chúng tôi luôn cố gắng phục vụ để cuộc sống tốt đẹp hơn!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét